Giày bảo hộ được cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp, bài viết sau đây, Bảo hộ Thành Nam sẽ chia sẻ với các bạn chi tiết nhất các đặc tính kỹ thuật của giày bảo hộ lao động, theo tiêu chuẩn trên thế giới. Chú các thông tin dưới đây được chúng tôi dịch từ các thương hiệu lớn như Jooger, Ziben…
Cấu tạo cơ bản đến năng cao của 1 đôi giày bảo hộ lao động.
Một đôi giày bảo hộ tùy từng môi trường, nhu cầu áp dụng mà chúng ta sẽ chọn những đôi giày với tính năng phù hợp. Không cần phải mua những đôi giày quá nhiều tính năng, nếu bạn chỉ cần bảo vệ ngón chân, bàn chân ở công trường. Ngược lại bạn không thể sử dụng, những tính năng không đáp ứng được an toàn, khi làm việc trong môi trường, có đặc tính nguy hiểm cao, ví dụ như tính điện, hóa chất….
I. Tính năng bảo vệ cơ bản
Dưới đây là những tính năng cơ bản của 1 đôi giày bảo hộ. Chú ý, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin phép, gói gọn trong phạm vi giày bảo hộ với tính năng, tối thiểu là chống đinh, chống dập ngón chân.
1. Mũi thép, sắt hoặc composite
Một đôi giày bảo hộ lao động tính năng an toàn cần phải có là mũi chống dập ngón, tùy từng sản phẩm mà chúng được sử dụng chất liệu, thép, sắt hoặc composite. Tác dụng chính của chúng là, giúp bảo vệ ngón chân khỏi những vật rơi xuống mũi bàn chân. Chất liệu bằng composite thường sẽ có giá thành cao hơn thép, sắt, thường chúng được sử dụng ở các sản phẩm cận cao cấp, cao cấp.
2. Lót thép, kevlar chống đâm xuyên.
Tính năng chống đâm xuyên, đôi khi không cần thiết, nếu bạn làm việc trong môi trường, không tiếp xúc với các vật sắc nhọn. Ví dụ như làm bếp, phòng sạch…Tuy nhiên trong phạm vi bài viết chúng tôi cũng xin phép. giới thiệu để quý khách có thêm thông tin.
Thông thường giày bảo hộ được sử dụng 1 tấm lót thép chống dày 0,2mm giúp bảo vệ an toàn khi dẫm lên vật sắc nhọn. Tấm lót này thường được thiết kế nằm trên đế giày và dưới lót giày. Tùy vào từng hãng, sản phẩm mà có sự thay đổi. Tuy nhiên ngày nay, lót thép dần được sử dụng bằng lót kevlar, vì ưu điểm là nhẹ và đàn hồi tốt hơn lót thép.
3. Tính năng chống trơn trượt
Đây là tính năng gần như bắt buộc, với mỗi đôi giày bảo hộ lao động. Tính năng chống trơn trượt nhờ những rãnh cắt, chất liệu của đế giày, mà khả năng chống trơn trượt sẽ khác nhau. Về cơ bản hầu hết các mẫu giày bảo hộ hiện nay đều chống trơn rất tốt. Chất liệu của đế giày thường được làm từ cao su, vì chúng bền, đàn hồi tốt, chi phí sản xuất rẻ hơn các vật liệu khác.
4. Tính năng chống nước (bổ sung)
Tính năng chống nước, không bắt buộc với một đôi giày bảo hộ, chúng thường được sử dụng khi làm việc trong môi trường tiếp xúc với nước. Nếu bạn không làm việc trong môi trường hay tiếp xúc với nước, bạn không cần phải sử dụng nó, vì nó khá bí chân do sử dụng chất liệu da để chống nước. Bạn có thể tham khảo 8 mẫu giày chống nước được chia sẻ trên Bảo hộ Thành Nam.
5. Tính năng cách điện cơ bản.
Tính năng cách điện cơ bản thì thường, các giày bảo hộ lao động đều có, tuy nhiên cách điện ở mỗi vị trí giày là khác nhau, thông thường giày bảo hộ đều có tính năng cách điện khi tiếp xúc với đế giày, vì chúng được làm từ cao su, không có đặc tính dẫn điện. Chú ý chúng tôi liệt kê vào tính năng cơ bản, nhưng nếu bạn cần 1 đôi giày cách điện tốt nên chọn những đôi giày đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn điện.